Trang tin điện tử Tin180.com

Thứ Sáu, 18 tháng 6, 2010

Nhung bi mat cua be so sinh- Suc khoe me va be- Suc khoe- Tieu diem

Điều này không có gì đáng ngạc nhiên cả, bởi những em bé mới sinh không hề giống với những em bé hồng hào, mũm mỉm mà chúng ta vẫn nhìn thấy
Điều này không có gì đáng ngạc nhiên cả, bởi những em bé mới sinh không hề giống với những em bé hồng hào, mũm mỉm mà chúng ta vẫn nhìn thấy trong quảng cáo sữa hay tã giấy.

Vậy em bé mới sinh được vai ngày trông thế nào? Có gì đáng làm cho cha mẹ bất ngờ hay lo lắng không?

Đầu to

Tỷ lệ cơ thể của bé mới sinh hoàn toàn khác với người lớn. Đầu của bé mới sinh chiếm tới 1/4 chiều dài cơ thể, trong khi của người lớn chỉ có 1/8. Trong ba tháng đầu đời, số đo vòng đầu của bé lớn hơn số đo vòng ngực. Không nên hoảng sợ vì điều này, bé sẽ không trở thành "kẻ đầu to" đâu vì trong những tháng tiếp theo tỷ lệ cơ thể sẽ dần dần thay đổi.

"Lỗ hổng" - thóp ở đầu

Nếu để tay lên đỉnh đầu bé bạn sẽ phát hiện ra một khu vực rất mềm và cảm giác chỗ đó xương sọ chưa lấp kín. "Lỗ hổng" ấy gọi là "thóp". Đó cũng là một hiện tượng bình thường thôi: Trẻ nào sinh ra cũng thế cả, xương sẽ phát triển dần và lấp hết sau khoảng một năm đến 1 năm rưỡi. Không nên quá sợ khi phải chạm vào khu vực này (lúc tắm gội cho bé chẳng hạn) vì thóp dù phập phồng và mỏng manh như vậy nhưng không dễ bị tổn thương đâu.

http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/12/files/2010/06/Nhung-bi-mat-cua-be-so-sinh_Tin180.com_001.jpg

Màu mắt

Nếu như bạn mong chờ em bé của bạn có đôi mắt đen láy như hạt nhãn thì ngay sau khi lần đầu bế em bé trên tay và nhìn sâu vào mắt con, bạn có thể thất vọng đấy. Mắt của trẻ sơ sinh đôi khi có màu xanh xám hoặc một màu gì đó nhưng không đen láy. Đây là màu mắt thường gặp ở trẻ mới sinh vì lúc này trong cơ thể bé chưa sản xuất được sắc tố đỏ của mắt

Màu mắt của bé sẽ còn thay đổi và chỉ định hình vào khoảng 6 tháng sau sinh, có trường hợp đến cả một năm sau. Bạn còn có thể thấy ngạc nhiên khi nhìn kỹ vào mắt bé thì thấy mắt bé thường không nhìn thẳng, đôi lúc cứ như đang nhìn xéo đi đâu đó. Điều này cũng không có gì đáng sợ cả, cho đến trước 6 tháng thì cơ mắt của bé vẫn còn yếu nên ở một số bé có hiện tượng mắt lác (tạm thời)

Không phải là con tôi!

Khi lần đầu bế bé trên tay bạn ngắm nhìn đứa con và thấy bé hoàn toàn chẳng giống mình tý nào cả. Đưa ra kết luận như vậy là quá sớm mặc dù đúng là nhiều nét trên khuôn mặt bé sơ sinh chẳng giống bạn tý nào cả.

Đưa ra kết luận như vậy là quá sớm mặc dù đúng là nhiều nét trên khuôn mặt bé sơ sinh chẳng giống bạn chút nào. Nếu như bạn còn nghi ngờ thì hãy tìm lại các bức ảnh của mình ngày xưa khi còn bé xíu và so sánh với em bé mới sinh. Bạn có thấy bé giống mình hồi còn bé tí không?

Bạn lo sợ trong nhà hộ sinh có thể bị nhầm lẫn các trẻ, và các cô y tá hộ lý đã trả nhầm em bé cho bạn? Chuyện này cực kỳ hu hữu, bởi mỗi đứa trẻ sinh ra trong nhà hộ sinh hoặc khoa sản của các bệnh viện đều được đeo một vòng tay duy nhất trên đó có ghi thông tin về mẹ của bé, về ngày, giờ bé được sinh ra. Bé sẽ đeo vòng tay đó cho đến tận khi được xuất viện về nhà.

Tăng kích cỡ cơ quan sinh dục

Nhìn "cục cưng" của em bé mới chào đời đừng vội lầm tưởng đã sinh ra em bé có cơ quan sinh dục siêu bự. Vấn đề là những trẻ mới sinh, cơ quan sinh dục (với cả bé trai và gái) có kích thước lớn hơn bình thường do sự thâm nhập các hoóc môn sinh dục của người mẹ vào cơ thể trẻ. Chỉ sau vài ngày thì cơ quan này sẽ trở lại kích cỡ bình thường.

Ít tóc hoặc quá nhiều tóc

Cả hai trường hợp ít hay nhiều tóc đều là bình thường. Bạn sinh ra một em bé đầu "hói" hay "um tùm tóc" thì điều đó chẳng có ý nghĩa gì trong việc đánh giá sức khỏe của bé cả. Chỉ cần sau một đến một năm rưỡi thôi là tóc bé sẽ giống như các bạn đồng trang lứa.

Da đỏ hoặc vàng

Trong những ngày đầu sau sinh, da của trẻ có thể bị đỏ, thậm chí còn tía lên. Đó là sự cố gắng đi qua "đường sinh" của mẹ. Chỉ sau vài ngày, hiện tượng da đỏ tía sẽ biến mất. Màu vàng da của đứa trẻ - đó là hiện tượng khác, xuất hiện 3-4 ngày sau sinh (các bác sĩ gọi là vàng da sinh lý).

Nguyên nhân hiện tượng này là do tăng lượng bulirubin trong máu. Trong đại đa số trường hợp hiện tượng này không gây nguy hiểm và tự biến mất sau 1-2 tuần. Nếu bạn phát hiện thấy da trẻ sau nhiều ngày vẫn vàng nên cho bé đi khám vì rất có thể đã bị vàng da bệnh lý chứ không đơn giản là vàng da sinh lý. Da trẻ mới sinh cũng có thể nhăn nheo (nhất là với trẻ gầy).

Thông tin thêm cho bạn

Nếu bạn nhìn đứa trẻ ngay sau khi sinh ra thì có thể sẽ gây ấn tượng mạnh cho bạn.

Trong chừng mực nào đó có thể nói bé dùng đầu của mình để "mở đường" chui ra nên phần này của cơ thể bị ảnh hưởng nhiều nhất. Thường nhất là trẻ sinh ra bị phù, sưng phần đầu với biểu hiện các mạnh máu dưới da màu xanh. Đầu trẻ có thể có hình dáng không chuẩn, hơi méo một chút. Hiện tượng phù sưng sẽ mất trong vòng 2-3 ngày, còn mạch máu thì cuối tuần đầu tiên sẽ xẹp xuống. Tất nhiên, có trường hợp ngoại lệ, đó là các bé sinh mổ thì có hình dáng đầu tròn, đẹp.

Mắt trẻ ngay sau khi sinh thường húp và gần như nhắm suốt vài giờ đầu tiên.

Trước khi được tắm lần đầu tiên, người bé được "bọc" bởi chất bôi trơn của mẹ (mục đích là để dễ dàng qua đường sinh của mẹ). Trẻ đẻ non hoặc già tháng thường có lông tơ khắp bề mặt cơ thể.

(Theo Mẹ và Bé)
(source: http://tin180.com/suckhoe/2010/06/19/nhung-bi-mat-cua-be-so-sinh/ )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét