Trang tin điện tử Tin180.com

Chủ Nhật, 14 tháng 11, 2010

Su can bang tam ly- Bong da trong nuoc- The thao- Tieu diem

Thắng tưng bừng Bahrain nhưng rồi lại thua nhanh Turkmenistan và vất vả trước Iran, dường như vấn đề của ĐT Olympic Việt Nam (O.VN) nằm ở vi
Thắng tưng bừng Bahrain nhưng rồi lại thua nhanh Turkmenistan và vất vả trước Iran, dường như vấn đề của ĐT Olympic Việt Nam (O.VN) nằm ở việc giữ… cân bằng tâm lý.

1/ Ngay sau khi O.VN lọt vào vòng 2, HLV Calisto cũng đã lập tức đề cập tới tình trạng của “cái đầu” cầu thủ. Ông nói rất rõ ràng: “Chúng ta cần phải có được sự cân bằng tâm lý trong một giải đấu cam go”. Ông Calisto nói không sai, bởi một đội bóng vừa thắng to lại đã thua to rõ ràng là một đội bóng không có khả năng giữ… cân bằng tâm lý.

Ở đây, có thể là sau một trận “thắng to”, chúng ta đã quá hưng phấn, để rồi ở trận đấu tiếp theo, khi mọi thứ càng lúc càng diễn ra không đúng với ý mình thì sự “hưng phấn” đã chuyển cực thành “hoảng hốt”, để rồi chúng ta gặp khó trong gần như tất cả những động thái chuyên môn.

http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/8/files/2010/11/Su-can-bang-tam-ly_Tin180.com_001.jpg

ĐT Olympic Việt Nam sẽ chơi tốt hơn sau vòng đấu bảng? – ẢNH: Thùy Anh

Sang đến trận cuối gặp ĐT Olympic Iran thì sự “hưng phấn” dĩ nhiên không còn nữa. Chúng ta cũng đã được rút kinh nghiệm rất kỹ để không rơi vào trạng thái “hoảng hốt” một khi kịch bản của trận đấu không diễn ra theo ý mình. Quả nhiên là đấu với ĐT Olympic Iran, chúng ta cũng đã phải sống trong một kịch bản không theo ý mình. Ở kịch bản đó, một cú lao ra vồ bóng hụt của thủ môn Bùi Tấn Trường khiến chúng ta đã phải thua một bàn từ rất sớm.

Sau bàn thua ấy, không có sự “hoảng hốt” nào diễn ra (bằng chứng là chúng ta không rơi vào trạng thái vỡ trận như trong cuộc đấu với Turkmenistan), nhưng cái cảm giác “căng cứng” nhất định trong suy nghĩ thì khó mà tránh khỏi. Vì “căng cứng” nên hệ thống phòng thủ của O.VN đã liên tục phải phạm lỗi để ngăn cản đối phương. Vì “căng cứng” nên từ hàng tiền vệ lên hàng tiền đạo, những đường chuyền sai địa chỉ, thậm chí là chuyền thẳng vào chân đối thủ đã xuất hiện không ít. Và cũng vì “căng cứng” mà có rất nhiều pha tấn công, cầu thủ có bóng lại chuyền theo “bài”, nhưng cầu thủ nhận bóng đã không đủ tỉnh táo để chạy theo “bài”.

2/ Rõ ràng, ở 3 trận đấu, O.VN sống trong 3 trạng thái tâm lý khác nhau: Từ hưng phấn tới hoảng loạn và cuối cùng là… căng cứng. Nó cho thấy vấn đề của O.VN đúng như nhận xét của HLV Calisto: khả năng giữ cân bằng tâm lý. Vậy, BHL cần phải làm gì để các cầu thủ có được khả năng cân bằng đó?

Những trải nghiệm đáng quý ở 3 trận đấu trên đã giúp cho từng cầu thủ rút ra được rất nhiều bài học, để từ đó, sẽ “lớn lên” rất nhiều. Mặt khác, việc lần đầu tiên trong lịch sử lọt qua vòng đấu bảng một kỳ ASIAD không ít thì nhiều cũng khiến các cầu thủ phấn khích, xua tan đi những áp lực tâm lý đè nặng trong suốt 270 phút trước. Vì vậy, đến lúc này, tự thân mỗi cầu thủ chắc chắn cũng biết giá trị của việc giữ cân bằng tâm lý và phải làm gì để có thể đạt được giá trị ấy.

HLV Calisto lâu nay vẫn nổi tiếng là một chuyên gia tâm lý, một người luôn có rất nhiều “chiêu” trong việc “giải phóng năng lượng” tinh thần cho các học trò. Vì thế, vấn đề tâm lý ở O.VN rồi sẽ được cải thiện lên rất nhiều.

Một khi cải thiện được khâu tâm lý, một khi các cầu thủ có thể nhập trận với những cái đầu tỉnh táo và nhẹ nhõm, chúng ta hoàn toàn có quyền kỳ vọng là sẽ tạo được bất ngờ, cho dù đối thủ có là “ông kẹ” CHDCND Triều Tiên!

Thùy Minh

(theo baobongda)
(source: http://tin180.com/thethao/bong-da-trong-nuoc/20101115/su-can-bang-tam-ly.html )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét