Trang tin điện tử Tin180.com

Thứ Hai, 31 tháng 5, 2010

Trung Quoc se co nguy co khung hoang vi tau cao toc- Cuoc song do day- The gioi- Dang chu y

Trung Quốc vẫn hồ hởi đón mừng kế hoạch phát triển đường sắt cao tốc trong bối cảnh xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Năm trước, h
Trung Quốc vẫn hồ hởi đón mừng kế hoạch phát triển đường sắt cao tốc trong bối cảnh xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Năm trước, họ tuyên bố sẽ gia tăng mạng lưới vận chuyển hành khách lên 16.000km vào năm 2020.

http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/3/files/2010/06/Trung-Quoc-se-co-nguy-co-khung-hoang-vi-tau-cao-to_Tin180.com_0011.jpg

Ảnh: simple-chinese

Trung tâm dự án xây dựng dịch vụ đường sắt cao tốc là tuyến đường dài 1.318km với 16km hệ thống đường hầm sẽ làm giảm thời gian chuyến đi giữa Bắc Kinh và Thượng Hải xuống còn 5h thay vì 10h trước đây.

Dự định hoàn tất năm 2012, dự án 221 tỉ nhân dân tệ gần đây có sự tham gia của 127.000 công nhân và là chương trình xây dựng đắt giá nhất trong lịch sử Trung Quốc, lấn át cả công trình đập Tam Hiệp sông Dương Tử - nơi có công trình thuỷ điện lớn nhất thế giới với chi phí 203,9 tỉ nhân dân tệ.

Chi tiêu cho đường sắt đang tăng trưởng nhanh hơn mọi lĩnh vực khác trong đầu tư của Trung Quốc, tăng 80,7% lên 464,6 tỉ nhân dân tệ ở 11 tháng đầu năm 2009 so với cùng kỳ 2008, theo số liệu của Tổng cục Thống kê của nước này.

Đầu tư vào các tài sản cố định như nhà xưởng và mạng lưới đường sắt chiếm hơn 95% trong tỉ lệ tăng trưởng 7,7% của Trung Quốc 3 quý đầu 2009, chiếm 45% GDP - con số cao hơn mọi nền kinh tế chính trong lịch sử, Chủ tịch Morgan Stanley châu Á - Stephen Roach nói.

Không có sự tăng vọt trong tiêu dùng và tăng trưởng xuất khẩu bị sa lầy, đầu tư mạnh mẽ như vậy sẽ chỉ “ngấu nghiến” tăng trưởng, ông Roach nói trong một bài phát biểu cuối năm ngoái tại Bắc Kinh.

“Đó là những con số buồn cười và bất ổn cho bất kể nền kinh tế nào”, ông cảnh báo.

Theo Roach, trong năm nay, Trung Quốc có thể bị ảnh hưởng tiêu cực do ảnh hưởng của đầu tư “vung tay quá trán” trong khi xuất khẩu sang Mỹ - thị trường truyền thống thúc đẩy tăng trưởng nội địa - giảm sút.

Một số nhà kinh tế học cho rằng, mạng lưới cao tốc là biểu tượng của một chương trình kích cầu nhấn mạnh quá lớn tới chi tiêu cho cơ sở hạ tầng nhưng lại không đủ để nâng cao mức sống của người dân ở một quốc gia mà thu nhập bình quân của một người lao động tại thành phố ở mức 28.898 nhân dân tệ năm 2008 - tương đương 1/10 mức lương trung bình 39.653 USD ở Mỹ.

Hầu hết người Trung Quốc sẽ không chi thêm tiền để đi trên các con tàu nhanh chóng mặt như vậy, Triệu Kiện, một giáo sư kinh tế tại Đại học Giao thông Bắc Kinh cho biết.

Người dân chịu tổn thất

Tàu C2019 thực hiện lộ trình 120km từ Bắc Kinh tới Thiên Tân trong 30 phút, đi qua những cánh đồng ngô khát cháy và những vùng đất đầy rẫy lều lán - nơi trú ngụ của những người dân chưa từng cảm nhận sự bùng nổ kinh tế Trung Quốc.

Tuyến đường là một phần dự án đầu tư 2.000 nghìn tỉ nhân dân tệ (292,9 tỉ USD) mạng lưới đường sắt cao tốc quốc gia.

Tiết kiệm thời gian mà hệ thống mới mang lại có thể không đủ biện minh cho giá cả, tạo nên nguy cơ kéo lùi tăng trưởng kinh tế về lâu dài, Michael Pettis, cựu phụ trách nghiên cứu thị trường mới nổi của Bear Stearns Cos cho biết.

Người chịu tổn thất chính là người tiêu dùng Trung Quốc, những người sẽ phải chờ đợi lợi ích từ hệ thống chăm sóc sức khỏe mới, trong khi chính phủ còn mải mê tập trung vào chi tiêu cho các công trình công cộng, ông nhấn mạnh.

Cao Tín Bt

(theo vietnamnet)
(source: http://tin180.com/thegioi/2010/06/01/trung-quoc-se-co-nguy-co-khung-hoang-vi-tau-cao-toc/ )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét